HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY THỦY CHUẨN ĐIỆN TỬ LEICA DNA-03

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Máy thủy chuẩn điện tử LEICA DNA03 - Tiện dụng, chính xác và nhanh chóng: Không còn phải đọc số, không còn phải ghi chép, không còn những sai số do chủ quan ảnh hưởng đến kết quả đo, dễ dàng thành lập những mạng lưới thủy chuẩn cấp cao hay những nhiệm vụ thủy chuẩn chính xác. DNA là giải pháp tối ưu, là lựa chọn số một cho mọi nhiệm vụ thủy chuẩn của bạn. DNA có thể sử dụng như một máy thủy chuẩn quang học thông thường với các mia khắc vạch và đọc số bằng mắt. DNA có thể sử dụng mia invar mã vạch và đo bằng điện tử. Dữ liệu được lưu trong máy, được tính toán trên các phần mềm cài đặt sẵn hoặc trút ra thiết bị ngoại vi qua cổng RS232 hoặc qua thẻ nhớ. Khả năng đo nhanh, lưu dữ được nhiều dữ liệu và độ chính xác cao, ổn định, DNA thực sự là lựa chọn hoàn hảo cho các nhiệm vụ thủy chuẩn.
Máy thuỷ chuẩn điện tử LEICA DNA03 của hãng Leica cho phép đo và ghi vào bộ nhớ trong của máy lên tới 6000 lần đo hoặc 1650 trạm máy với các giá trị gồm chiều dài và độ cao.
Leica DNA03 cũng cho phép đo bằng hệ thống quang học bình thường với mia Standard (mia chữ E, mặt sau của mia mã vạch).

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Leica DNA03
Phạm vi sử dụng Đo chênh cao với độ cao xuất phát và bố trí
Thủy chuẩn hạng I và hạng II
Đo chính xác
Độ chính xác đo cao Độ chính xác: Độ lệch chuẩn cho 1km đo đi đo về theo tiêu chuẩn ISO17123-2.
Đo điện tử với mia nhôm invar: 0.3mm.
Đo điện tử với mia nhôm (mã vạch) : 1mm
Đo bằng quang học : 2mm.
Phạm vi đo Khoảng cách đo điện tử: từ 1,8m đến 110m
Khoảng cách đo quang học: từ 0,6m
Đo điện tử Đo với độ phân giải cao : 0,01mm
Thời gian 1 lần đo : 3 giây
Kiểu đo: đo 1 lần, đo trung bình, đo nhiều lần, đo chỉ giữa
Chương trình đo: Đo và lưu
Lưu trữ giữ liệu Bộ nhớ trong: lưu 6000 điểm hoặc 1650 trạm máy
Thẻ nhớ hỗ trợ : thẻ PCMCIA(ATA- Flash/SRAM)
Đo lưu trực tiếp: Dạng GSI qua R232
Ống kính Độ phóng đại ống kính : 24X
Kiểu :Con lắc tự động với giao động từ tính
Khoảng làm việc: ±10’
Độ chính xác cài đặt: 0.3’’
Nguồn điện hoạt động Pin GEB 111 : 12 giờ
Pin GEB 121 : 24 giờ
Khay sạc GAD39 : Pin Alkaline, 6x LR6/AA/AM3, 1.5V
Bảo quản Nhiệt độ làm việc : - 20°C ~ + 50°C
Nhiệt độ cất giữ : - 40°C ~ + 70°C
Độ ẩm : 95% không tụ lại

II. Giao diện người dùng

1. Cấu tạo của máy

Thủy bình điện tử DNA-03

a) Ngắm hướng sơ bộ.
b) Điều quang.
c) Vi động ngang.
d) Nút đo.
e) Ốc cân bằng.
f) Đế máy.
g) Bàn phím.
h) Thị kính.
i) Bọt thuỷ tròn.
j) ON/OFF: Mở/tắt nguồn.
k) Màn hình LCD.
l) Tay cầm.
m) nơi gắn thẻ nhớ

2. Các phím chức năng cơ bản

Tên phím

Biểu tượng

Chức năng 1

Chức năng 2

On/Off

Mở / tắt nguồn

 

Đo

Phím đo

 

Esc

ESC

Phím ESC để từ chối kết thúc trình đo hoặc thoát cài đặt (trong Menu)

 

Data

DATA

Xoá dữ liệu khi đầy bộ nhớ (Delete jobs), xuất dữ liệu từ bộ nhớ máy vào thẻ nhớ (Data Export)

 

Prog/Menu

PROG

Thực hiện các phép đo cao và đo tuyến thủy chuẩn (line levelling), hiệu chỉnh (adjustment), …

Phím Menu dùng để thiết lập cài đặt (cài đặt nhanh và cài đặt đầy đủ)

Enter

Phím Enter để xác nhận kết quả

 

III. Tiến hành đo

Bước 1: Chọn vị trí đặt máy
Tại nơi có nền đất ổn định ngắm tương đối sao cho tia ngắm trong máy không được thấp hơn điểm A và điểm B, không được vượt quá chiều dài của mia khi dựng vào mốc. Khoảng cách từ máy đến điểm A và điểm B tùy thuộc vào chiều dài đoạn dẫn truyền và việc thông hướng của tia ngắm.
Chú ý:
- Đối với thủy chuẩn kỹ thuật khoảng cách ( l ) không nên xa quá 120m. Khoảng chên lệch từ mia trước tới mia sau không chênh quá 5m.
- Đối với thủy chuẩn hạng IV khoảng cách ( l ) không nên xa quá 80m. Khoảng cách chênh lệch từ mia trước tới mia sau không chênh lệch quá 3m
- Đối với thùy chuẩn hạng III khoảng cách ( l ) không nên xa quá 80m. khoảng cách chênh lệch từ mia trước tới mia sau không chênh lệch quá 2m
- Đối với thùy chuẩn hạng II khoảng cách ( l ) không nên xa quá 80m. khoảng cách chênh lệch từ mia trước tới mia sau không chênh lệch quá 1.5m
Bước 2: Cân bằng máy
Nối máy thủy bình  với chân bằng ốc nối vặn thật chặt, chỉnh 2 chân máy thủy bình  dậm chắc, cầm chân máy thủy bình  còn lại điều chỉnh sao cho bọt thủy tròn nằm trong vòng tròn giới hạn. Dậm chắc chân máy thủy bình  còn lại và điều chỉnh bằng 3 ốc  sao cho bọt thủy tròn vào dữa vòng tròn trung tâm.
Bước 3: Ấn nút  (bật/ tắt nguồn) để mở máy
 Vào nút PROG (MENU) > chọn (2) Line Levelling để tiến hành đo tuyến thuỷ chuẩn.
máy thủy chuẩn điện tử DNA-03
Hình 1: Giao diện thao tác máy thủy chuẩn điện tử DNA -03
Bước 4: Đặt tên Job
Ấn nút  (Enter) vào dòng (1) Job
 
Dùng phím di chuyển xuống chọn NEW > sử dụng bàn phím số để nhập tên Job và phím (CE) để xóa kí tự > dùng  phím di chuyển xuống chọn Set để chấp nhận tên Job.
Bước 5: Đặt tên tuyến đo
Sau khi đặt tên Job, người dùng chọn mục (2) Line để đặt tên cho tuyến đo.

Ở dòng Name: Đặt tên tuyến đo.

Đặt phương pháp đo ở dòng Meth (Ghi chú: Đối với đường chuyền đo cao hạng III, IV, ta chọn phương pháp đo là BFFB). (sau trước trước sau)

Đặt tên điểm độ cao gốc đầu tuyến ở dòng PtID.

Nhập độ cao điểm gốc đầu tuyến ờ dòng Ho sau đó chọn Set để chấp nhận

 
Bước 6: Thiết lập hiển thị sai số
Màn hình hiện như hình 1, để chọn thiết lập hiển thị sai số trên màn hình người dùng chọn dòng (3) Set: Tolerances bật tất cả ở chế độ On sau đó chọn Set để chấp nhận.
Bước 7 : Tiến hành đo đạc
Màn hình trở về như hình 1, người chọn (4) START / CONT >  (Enter) để chuyển sang chế độ sẵn sàng đo. Để bắt đầu đo, bấm phím màu đỏ bên thân phải của máy, lần lượt đo các mia theo chu kỳ của một trạm đo. (nếu trong quá trình đo máy bị chệch hướng ngắm thì sẽ báo lỗi chỉ cần thao tác lại phím màu đỏ để đo lại )

Các bước thao tác

Hướng dẫn

1

Ngắm và bấm đo về điểm mia sau (điểm chuẩn)

2

Ngắm và bấm đo về điểm mia trước

3

Đo điểm mia trước lần 2

4

Ngắm và bấm đo về điểm mia sau lần 2

5

Dịch chuyển máy sang trạm kế tiếp (nhấc mia sau giữ nguyên mia trước)

6

Tiến hành đo tương tự như ở các bước 1,2,3,4

Bước 8: Kiểm tra: Sau khi đo xong, ta được kết quả
Hình 2: Màn hình thao tác kiểm tra khi đo xong
- Ở đây ta chỉ chú ý đến thông số TBal: đây là chênh lệch khoảng cách từ máy tới mia sau trừ đi khoảng cách từ máy tới mia trước:
+ Nếu TBal là giá trị dương thì khoảng cách sau lớn hơn khoảng cách trước.
+ Nếu TBal là giá trị âm thì khoảng cách sau nhỏ hơn khoảng cách trước.
Dựa vào giá trị âm hay dương để ta bố trí trạm máy sau ngược lại so với trạm máy trước sao cho giá trị TBal của trạm trước cộng với TBal của trạm sau gần về 0 hoặc không vượt quá giá trị cho phép nhằm tránh sai số góc i.
- Trường hợp sau khi bấm phím đo và máy đã đo xong, để xem kết quả đo của điểm đo ngoài các giá trị hiển thị trên màn hình 2, ta chọn (Station):
- Để kiểm tra thông số tổng các trạm trên màn hình 2, ngườ dùng chọn để xem thông tin.
• Chú ý:
- Trong quá trình đo mia phải được dựng thẳng và cố định không xê dịch mia cho tới khi đo xong một trạm.
- Nếu vô tình thoát khỏi chương trình đo thì từ trạng thái của MENU ta chọn đúng Job đang đo sau đó chọn (4) START / CONT và đo tiếp.
- Đối với lưới hạng III: mỗi đường phải đo đi và đo về.
- Tầm ngắm từ máy đến mia (sau và trước) không vượt quá 60m (hạng III) và 100m (hạng IV).
- Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đối với máy Leica DNA03, chênh lệch tầm ngắm tại 1 trạm đo không được vượt quá 1m. Vì vậy, ta có thể dùng thước dây để đo khoảng cách sơ bộ trước rồi mới đo bằng máy

Tin tức liên quan